Microsoft phân loại một lỗ hổng là zero-day nếu nó đã được công bố hoặc được khai thác mà chưa có bản vá. Lỗ hổng zero-day được vá hôm nay là “CVE-2022-37969”. Nếu khai thác thành công, thủ phạm có thể chiếm được các đặc quyền hệ thống. Nó được các nhà nghiên cứu tại DBAPPSecurity, Mandiant, CrowdStrike và Zscaler phát hiện. Theo Dhanesh Kizhakkinan – Kỹ sư lỗ hổng cấp cao của Mandiant, dường như lỗ hổng nằm riêng lẻ và không thuộc một chuỗi.
“CVE-2022-37969” ảnh hưởng đến các phiên bản Windows từ 7 đến 11, cũng như Windows Servers 2008 và 2012. Chuyên gia bảo mật Mike Walters của Action1 cho biết, do lỗ hổng có độ phức tạp thấp và không cần tương tác của người dùng, nó có thể sớm bị giới hacker khai thác.
Theo Microsoft, lỗ hổng yêu cầu kẻ tấn công phải xâm nhập được vào thiết bị bị xâm phạm hoặc có khả năng khởi chạy mã trên hệ thống mục tiêu. Dustin Childs, Giám đốc tình báo nguy cơ tại Zero Day Initiative, chia sẻ thêm, các loại lỗ hổng này thường được sử dụng trong các hình thức tấn công social engineering như thuyết phục ai đó mở một tập tin hay bấm vào liên kết. Sau khi nạn nhân làm theo, mã bổ sung sẽ dùng đặc quyền leo thang để chiếm đoạt hệ thống.
Người dùng được khuyến nghị nên cập nhật bảo mật ngay khi có thể. Windows 7 cũng được nhận bản vá bảo mật dù đã bị hết hạn hỗ trợ vào năm 2020.
Du Lam (Theo Bleeping Computer, Forbes)
“Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng” năm 2022 được Bộ TT&TT triển khai trên diện rộng. Các phần mềm phòng chống mã độc sẽ được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí trên cổng thông tin khonggianmang.vn
" alt=""/>Microsoft vá 63 lỗ hổng bảo mật WindowsCác doanh nghiệp trực tiếp cung cấp dịch vụ, sản phẩm xây dựng trang thông tin điện tử với tên miền đã đăng ký trên Internet để cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng. Các chương trình, ứng dụng dùng để cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải đăng tải hoặc tích hợp trên trang thông tin điện tử. Doanh nghiệp cần có quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ; quy trình kiểm soát rủi ro và các quy trình khác phù hợp với quy định hiện hành (Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng).
Phải bố trí đội ngũ nhân viên có bằng cấp, chứng chỉ CNTT về quản trị phần mềm, quản trị hệ thống và an ninh thông tin để quản lý và giám sát các hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ.
Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng với thành viên tham gia phải được thể hiện bằng hợp đồng hoặc điều khoản của hợp đồng. Trong đó, quy định cụ thể về phương thức giao dịch trực tuyến, những rủi ro có thể xảy ra.
Hệ thống cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải tách biệt về mặt vật lý với các hệ thống kinh doanh khác của công ty để đảm bảo an toàn thông tin mạng, giảm thiểu rủi ro và tránh xung đột giữa các hệ thống.
Trang bị máy chủ chuyên dùng cho hệ thống giao dịch trực tuyến, không sử dụng máy tính cá nhân đóng vai trò máy chủ và không sử dụng chung với máy chủ của các đơn vị khác. Trang thiết bị CNTT chuyên dùng cho hệ thống cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải có dự phòng;
Các doanh nghiệp có thể thuê chỗ đặt hệ cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng tại các trung tâm dữ liệu (Data Center). Hệ thống cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên mỗi trường mạng đặt tại Data Center phải có các giải pháp đảm bảo tránh truy cập và khai thác dữ liệu bất hợp pháp;
Hệ thống giao dịch trực tuyến phải tích hợp giải pháp có sử dụng chứng thư số, chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các giải pháp xác thực khác (nếu có). Đồng thời, cung cấp phương thức giao dịch qua điện thoại phải trang bị hệ thống tổng đài có chức năng ghi âm, quản lý, tra cứu cuộc gọi và có dự phòng.
Về an ninh bảo mật dữ liệu, dự thảo nêu rõ các trang thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử của tổ chức được phép cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải được xác thực bởi chứng thư số.
Hệ thống cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải được thiết lập nhằm ngăn chặn việc truy cập bất hợp pháp vào hệ thống kinh doanh nội bộ thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng và phải được phân quyền hệ thống giữa các bộ phận nghiệp vụ có tiềm ẩn xung đột lợi ích theo quy trình kiểm soát nội bộ.
Hệ thống phần mềm ứng dụng trước khi đưa vào khai thác, vận hành phải được rà soát, quét lỗ hổng bảo mật và có báo cáo đánh giá bằng biên bản. Môi trường vận hành hệ thống phần mềm cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải tách biệt với môi trường kiểm thử, môi trường phát triển phần mềm. Định kỳ thực hiện đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng của hệ thống giao dịch trực tuyến định.
Ngoài ra, hệ thống cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin mạng và bảo mật dữ liệu hệ thống.
Duy Vũ
Rất nhiều người đặt câu hỏi: “Vậy chuyển đổi số khác gì tin học hoá”? Trong số những người đặt câu hỏi ấy có khá nhiều tiến sĩ về CNTT, những cây đa cây đề trong giới CNTT.
" alt=""/>Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm qua mạng phải xác thực bằng chứng thư sốĐã có nhiều ngôi sao Hoa ngữ dính scandal hát nhép rúng động Trung Quốc, gánh chịu tai tiếng một đời.
"Em bé Olympic Bắc Kinh" Lâm Diệu Khả và scandal rúng động
Lâm Diệu Khả sinh năm 1999, bắt đầu bước chân vào con đường nghệ thuật khi mới 6 tuổi. Cô bé có khuôn mặt xinh xắn từng được mệnh danh là "thiên thần nụ cười".
Theo báo chí Trung Quốc, 15 phút trước khi lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 diễn ra, tổng đạo diễn Trương Nghệ Mưu tuyên bố chọn Lâm Diệu Khả hát chính. Tiết mục thành công, mang giai điệu Trung Hoa đến khán giả toàn cầu, Lâm Diệu Khả từ "thiên thần nụ cười" trở thành "em gái Olympic".
![]() |
Lâm Diệu Khả hát tại lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008. |
Tuy nhiên sau đó, đạo diễn âm nhạc Trần Kỳ Cường tiết lộ Lâm Diệu Khả chỉ hát nhép. Giọng hát làm lay động trái tim hàng triệu khán giả trên khắp thế giới thuộc về Dương Bối Nghi. "Vì lợi ích quốc gia, chúng tôi cần chất giọng Dương Bối Nghi và biểu cảm gương mặt Lâm Diệu Khả", đạo diễn Trần nói.
Những tiết lộ này khiến khán giả phản ứng dữ dội. Chỉ vì quyết định gian dối của người lớn, Lâm Diệu Khả bỗng trở thành tâm điểm tranh cãi và cả kết án của dư luận. Cũng từ đó, cô gặp nhiều tai tiếng và sự nghiệp không thể khởi sắc.
Cậu bé hát Gặp mẹ trong mơ
Uudam sinh năm 1999, nổi lên sau khi tham gia chương trình China’s Got Talent 2011. Trong đó, cậu thể hiện ca khúc Mong Zhung de Eej (Mother In The Dream)với giọng ca trong trẻo, đầy tình cảm. Câu chuyện xúc động về nỗi nhớ mẹ khiến khán giả, ban giám khảo, cư dân mạng đều yêu mến Uudam.
Tuy nhiên, sau đó nhiều người bất ngờ vì giọng hát trong tiết mục là do một ca sĩ nhí tên Ba Đặc Nhĩ (sinh năm 1997, người Mông Cổ) thể hiện. Khán giả tức giận, chỉ trích Uudam và chương trình dàn dựng, lừa dối người xem. Sự việc gây rúng động dư luận Trung Quốc.
![]() |
Uudam bị khán giả quay lưng vì hát nhép. |
Thực tế, giọng của Uudam cũng hay không kém Ba Đặc Nhĩ. Tuy nhiên, vì đảm bảo kỹ thuật, ban tổ chức đã sử dụng bản ghi âm sẵn và lấy nhầm phiên bản của Ba Đặc Nhĩ. Lỗi không phải từ bản thân Uudam. Scandal cũng khiến danh tiếng của cậu xuống dốc nhanh chóng. Hiện tại, Uudam vẫn theo đuổi nghệ thuật, nhưng không gây được tiếng vang.
Dương Mịch chấm dứt giấc mơ âm nhạc sau màn hát nhép
Năm 2012, Dương Mịch thể hiện tham vọng lấn sân sang âm nhạc bằng việc phát hành album đầu tay Close to me. Thậm chí, cô còn giành giải Nữ ca sĩ được yêu thích nhất của CCTV - MTV.
Tuy nhiên, phải đến khi nữ diễn viên trổ tài hát live thì khán giả mới ngã ngửa. Chất giọng thật của Dương Mịch khá chói, bởi vậy khi đóng phim cô thường xuyên phải nhờ đến người lồng tiếng. Trong quá trình thu âm, điểm yếu này được xử lý kỹ đến mức người hâm mộ không nhận được ra giọng của thần tượng.
![]() |
Giọng hát của Dương Mịch quá dở để làm ca sĩ. |
Cũng trong năm 2012, Dương Mịch đến Hong Kong để giới thiệu bộ phim điện ảnhTrời sinh một cặp. Nữ diễn viên để lộ việc hát nhép khiến 500 khán giả tức giận phản ứng. Sau đó, Dương Mịch phải chấm dứt kế hoạch làm ca sĩ và chuyên tâm vào diễn xuất.
Thái Y Lâm, Lương Vịnh Kỳ, Tát Đỉnh Đỉnh không mic vẫn có giọng hát
Năm 2016, Tát Đỉnh Đỉnh tham gia chương trình Dạ tiệc tết Nguyên tiêu đã được truyền hình trực tiếp trên sóng CCTV15. Nữ ca sĩ đã cầm nhầm đầu mic nhưng vẫn hát tốt làm lộ màn hát nhép. Sau đó, chủ nhân ca khúc Tay trái chỉ trăngbình luận ngắn gọn: "Tôi xin lỗi, lần sau tôi sẽ tinh tế hơn, mong khán giả bớt giận".
![]() |
Tát Đỉnh Đỉnh cầm ngược mic. |
Năm 2011, nữ hoàng âm nhạc Đài Loan Thái Y Lâm tổ chức đêm diễn tại Hong Kong mang tên Myself. Khi thể hiện ca khúc Perfect, diva Đài Loan tự tin vừa hát vừa thực hiện vũ đạo. Tuy nhiên, chiếc mic bị mắc vào tóc của cô và rơi xuống. Không có mic, giọng hát của Thái Y Lâm vẫn vang lên mạnh mẽ. Màn hát nhép bị bại lộ. Sau sự cố, nữ nghệ sĩ giải thích đối với những bài hát có tiết tấu quá nhanh thì tất nhiên cần phải có sự hòa âm hỗ trợ cho ca sĩ chứ đó không hẳn là hát nhép như khán giả nghĩ. Lời giải thích này không thể xoa dịu được dư luận vào thời điểm đó.
Năm 2007, người đẹp Lương Vình Kỳ tham gia đêm liên hoan nghệ thuật mừng Tết Nguyên đán của đài truyền hình Bắc Kinh. Nữ ca sĩ bị ngã vì giày cao gót gãy. Mic của cô vướng vào trang phục khiến Lương Vịnh Kỳ khó khăn khi đứng dậy. Trong lúc cô chật vật đứng lên, giọng hát vẫn được vang lên khiến nữ nghệ sĩ xấu hổ.
![]() |
Lương Vịnh Kỳ (trái) và Thái Y Lâm gặp sự cố nên bị lộ việc dùng bản thu sẵn. |
Những sự cố trên trở thành vết đen trong sự nghiệp của các nghệ sĩ bị khán giả chỉ trích, nhắc lại trong nhiều năm.
Đồng Lệ Á, Chương Tử Di bị chê cười
Năm 2012, vợ chồng Trần Tư Thành và Đồng Lệ Á song ca bài Gặp gỡtại buổi truyền hình trực tiếp lễ trao giải Kim Ưng lần thứ 26. Đồng Lệ Á hát nhép và bị khán giả phát hiện. Sau đó, mỹ nhân Tân Cương đã phải lên tiếng xin lỗi: "Tôi cúi đầu nhận lỗi, tôi quá căng thẳng nên đã chọn cách này, xin hãy tha lỗi cho tôi".
![]() |
Đồng Lệ Á, Chương Tử Di (trái) thừa nhận hát nhép để đảm bảo chất lượng chương trình. |
Chương Tử Di không phải là một diễn viên hát tệ, nhưng cô cũng có màn trình diễn đáng xấu hổ tại Xuân Vãn 2008 của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV. Nữ diễn viên biểu diễn bài Tiên nữ tản hoa, nhưng khi máy quay quay cận cảnh thì khẩu hình của cô và tiếng hát phát ra không đồng nhất, khiến khán giả phát hiện cô hát nhép.
Theo Zing
Ca sĩ Ngọc Khuê lý giải lý do vì sao cô gọi nhạc sĩ Phó Đức Phương là bố. Trong khi đó, ca sĩ Thanh Lam Không thể đếm nổi những kỷ niệm về ông.
" alt=""/>Những vụ hát nhép rúng động dư luận Trung Quốc